Chuyên khoa cấy ghép tóc tự thân y học đầu tiên tại Việt Nam!

Logo

Bệnh rụng tóc là gì?Có phải bệnh không ?

18/09/2020

Bệnh rụng tóc xuất hiện ở cả nam và nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra. Chứng bệnh này khiến không ít người tự ti vì ngoại hình kém sắc và dấy lên nỗi lo lắng về vấn đề sức khỏe. Vậy bệnh rụng tóc là gì? Đâu là “thủ phạm” gây rụng tóc? Có giải pháp nào khắc phục hiệu quả không? Cùng tìm hiểu nhé!

I. Bệnh rụng tóc là gì?

Bệnh rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi tóc rụng quá nhiều. Một số trường hợp tóc không mọc lại để lại những mảng trống lớn, gây hói đầu. Thông thường, chúng ta bị rụng 30 – 100 sợi tóc/ngày và cũng có ngần ấy sợi tóc mới mọc lên thay thế. Bệnh rụng tóc được xác nhận khi số lượng tóc rụng vượt trên 100 sợi/ngày.

Bệnh rụng tóc có khiến bạn lo lắng?

Bệnh rụng tóc có khiến bạn lo lắng?

Bệnh rụng tóc được chia làm 3 loại:

  • Rụng tóc từng mảng với các mảng hói trên đầu.
  • Rụng tóc toàn thể là kiểu mất hoàn toàn tóc ở da đầu.
  • Rụng tóc (lông) toàn thân, mất hết lông tóc trên cơ thể.

II. Rụng tóc nhiều có phải bệnh lý không?

Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn dễ dàng xác định liệu tình trạng đang gặp phải có phải bệnh rụng tóc hay không?

  • Rụng tóc nhiều trên 100 sợi/ngày. Nhất là những lúc gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu. Tình trạng này ngày càng nghiêm trọng và xuất hiện vài tháng sau khi sinh, căng thẳng, bệnh tật,…
  • Tóc mảnh, thưa thớt, lộ rõ da đầu.
  • Tóc rụng từng mảng, có thể gây hói.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách lấy một lọn tóc (khoảng 10 sợi) ở vùng tóc hay rụng rồi giật mạnh. Nếu có 3 sợi tóc rụng khỏi da đầu thì chứng tỏ bạn có nguy cơ cao mắc bệnh rụng tóc. Nếu có 2 sợi rụng thì có thể là dấu hiệu rụng tóc giai đoạn sớm.

Người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa khi tóc rụng một cách đột ngột hoặc loang lổ. Bên cạnh đó, nếu có dấu hiệu rụng nhiều hơn bình thường, cũng nên thăm khám càng sớm càng tốt. Bởi ngoài hiện tượng rụng tóc tự nhiên, rụng tóc nhiều là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó cần được điều trị ngay lập tức. Ví dụ các bệnh về ung thư, thiếu máu, u nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp,…

III. Đâu là thủ phạm gây rụng tóc ở nam và nữ

  1. Đối với nữ giới

    Bệnh rụng tóc có khiến phái nữ đau đầu

    Bệnh rụng tóc có khiến phái nữ đau đầu

     

  • Rối loạn nội tiết: Thường xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh, dùng thuốc tránh thai,… Đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Sự mất cân bằng hormone khiến thần kinh nội tiết nữ bị rối loạn, khả năng bảo vệ nang tóc suy giảm dẫn đến rụng tóc.
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Tóc cần một lượng dưỡng chất lớn để duy trì tóc chắc khỏe. Tuy nhiên, chị em thường bị thiếu hụt dinh dưỡng mỗi lúc hành kinh, sinh nở, nuôi con, giảm cân sai cách hay phẫu thuật.
  • Các vấn đề khác: Tâm lý, căng thẳng kéo dài, trầm cảm, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, chăm sóc tóc sai cách, bệnh lý da đầu, hội chứng u nang buồng trứng, tuyến giáp, ung thư,…

  1. Đối với nam giới

    Hói đầu ở nam do di truyền chiếm tỷ lệ rất cao

     Hói đầu ở nam do di truyền chiếm tỷ lệ rất cao

     

  • Bệnh rụng tóc do di truyền: Thường xảy ra ở nam giới. Nếu người thân trong gia đình bị rụng tóc, hói đầu, bạn cũng có nguy cơ cao mắc hói đầu.
  • Rối loạn nội tiết tố nam: Thường xuất hiện ở những người bị rối loạn sinh lý, khi nồng độ nội tiết tố nam thay đổi thất thường.
  • Căng thẳng: Stress từ công việc, áp lực cuộc sống khiến thần kinh phải ứng phó bằng cách tiết ra chất P bảo vệ cơ thể. Nhưng đây lại là yếu tố làm tổn thương nang tóc, khiến tóc chậm phát triển, thậm chí gây bạc tóc.

Nguyên nhân khác: viêm nhiễm da đầu, dùng thuốc điều trị bệnh, ảnh hưởng từ các thói quen trong lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, chất kích thích,…

 

IV. Phương hướng điều trị bệnh rụng tóc

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ rụng tóc mà các bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.

1. Thuốc điều trị:

Một số loại thuốc không kê đơn có tác dụng nhất định trong việc điều trị rụng tóc. Ví dụ như: Minoxidil, thuốc tránh thai,… Hoặc các loại thuốc kê theo toa phổ biến như: Finasteride (Propecia), Spironolactone hay còn được gọi là Aldactone, Corticosteroid,… Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để biết hiệu quả cũng như những tác dụng mà thuốc mang lại.

Uống thuốc chỉ có hiệu quả không đáng kể cải thiện tình trạng bệnh rụng tóc

Uống thuốc chỉ có hiệu quả không đáng kể cải thiện tình trạng bệnh rụng tóc

2.Cấy tóc tự thân

Trong trường hợp tóc rụng quá nhiều, khả năng mọc lại cực kỳ thấp, nguy cơ hói đầu cao. Việc áp dụng các loại thuốc sẽ không mang lại kết quả khả quan. Bởi lúc này khả năng tiếp nhận dưỡng chất, phục hồi tóc đã bị suy giảm đáng kể. Chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp phục hồi tóc có tính hiệu quả cao như cấy tóc tự thân với những ưu điểm vượt trội:

  • Sử dụng các nang tóc tự thân của chính cơ thể nên tương thích và có khả năng sống sót cao.
  • Phương pháp này đảm bảo an toàn tuyệt đối, không đau đớn, không xâm lấn.
  • Tóc cấy ghép phát triển đồng đều, tạo thành các chân tóc mới chắc khỏe tự nhiên, mật độ tóc được cải thiện chỉ sau 3 – 6 tháng.
  • Thực hiện 1 lần, hiệu quả trọn đời.
    Bệnh rụng tóc nặng dẫn đến hói đầu, cấy tóc tự thân là phương pháp hiệu quả nhất

    Bệnh rụng tóc nặng dẫn đến hói đầu, cấy tóc tự thân là phương pháp hiệu quả nhất

    Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh rụng tóc. Bạn cần tới các cơ sở chuyên khoa để thăm khám, dựa trên mức độ rụng tóc đang gặp phải và nhu cầu của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Chúc bạn thành công!

Copyright © Phòng khám Cấy ghép tóc Y học Quốc tế | All Rights Reserved
028 - 3933 - 3777 tư vấn miễn phí xem bảng giá
popup ưu đãi
Đăng ký nhận bảng giá

*Thông tin của khách hàng được bảo mật an toàn

đăng kí thăm khám miễn phí

Thông tin của khách hàng được bảo mật an toàn

close popup