Nam giới một khi đã bị rụng tóc mất kiểm soát thì nguy cơ hói đầu là rất cao. Thậm chí có người chưa tới 30 tuổi đã bị rụng hết tóc, đầu trơ trán bóng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do di truyền. Vậy nam giới bị hói di truyền có chữa được không?
I. Hói theo Gen là gì ?
Để biết hói theo gen (hay còn gọi là hói di truyền) có chữa được không? Trước hết cần hiểu rõ được bệnh lý này là gì? Tình trạng hói di truyền thường xảy ra nhiều ở nam giới. Theo nhiều thống kê có tới 95% trường hợp bị hói là do yếu tố di truyền. Trong một gia đình nếu có ông/cha bị hói đầu thì người con trai sinh ra cũng không thể tránh khỏi. Điều này dường như là nỗi ám ảnh khiến cánh mày râu vô cùng khốn đốn.
Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khổ chủ thường có tâm lý tự ti, mất đi phong độ. Thậm chí già hơn so với tuổi thật. Tình trạng hói đầu di truyền thường diễn ra từ 20 – 30 tuổi. Và yếu tố di truyền gây hói đầu là do độ nhạy cảm của các thụ thể DHT (một thụ thể hormone nam giới) tại da đầu. DHT làm gián đoạn quá trình mọc tóc, khiến nang tóc bị teo, cản trở lưu thông máu,…. Hậu quả tóc mọc yếu, mảnh và rụng nhanh. Nếu để lâu, tóc không mọc được nữa và gây ra hói đầu.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nguy cơ gây hói đầu chứ chưa phải là nguyên nhân duy nhất. Các thói quen xấu như hút thuốc, lạm dụng chất kích thích, đồ có cồn, lười chăm sóc sẽ làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn rất nhiều.
II. Liệu hói đầu di truyền có chữa được không ?
Hói di truyền có chữa được không? Với tiến bộ y học hiện đại, câu trả lời là có. Tùy vào mức độ mà có những phương pháp điều trị phù hợp.
1. Mới bị hói di truyền có chữa được không?
Khi tóc bắt đầu rụng nhiều nhưng chân tóc vẫn chưa bị biến mất hoàn toàn hay vẫn chưa bị teo lại. Bạn cần kịp thời can thiệp và chăm sóc đúng cách để hạn chế tóc rụng và kích thích tóc ở vùng hói mọc trở lại. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Sử dụng thuốc kích thích mọc tóc: Bạn cần chọn mua những sản phẩm từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với da đầu (da khô, da dầu hay da bình thường)
- Tinh dầu bưởi (dạng bôi hoặc xịt): Bạn thoa hoặc xịt lên vùng hói tóc từ 2-3 lần/ngày và massage da đầu trong 3- 6 tháng. Đây là nguyên liệu tự nhiên, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của nang tóc.
- Dùng hà thủ ô: Loại thảo dược này sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nuôi dưỡng, phục hồi những tổn thương ở nang tóc. Chỉ cần lấy 10-20g hà thủ ô nấu nước uống mỗi ngày. Hoặc kết hợp với vừng đen theo tỉ lệ 1:1. Rửa sạch hai nguyên liệu này, để ráo nước và sấy khô. Sau đó nghiền nhỏ để dùng dần.
2. Hói di truyền mà mất nang tóc thì sao?
Tuy vậy, hói di truyền là hệ quả của sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Một khi nang tóc đã mất, thì rất khó tái sinh tóc mới. Đồng nghĩa với việc dùng các liệu pháp tự nhiên, thậm chí là thuốc kích thích mọc tóc sẽ không có tác dụng. Khi này, cấy tóc tự thân là phương pháp duy nhất có thể cải thiện thẩm mỹ cho mái tóc.
Nguyên lý là sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe của người bệnh làm nguyên liệu. Nang tóc này trải qua giai đoạn sàng lọc và lựa chọn kỹ càng sẽ được chiết tách và đem cấy lên vùng da đầu thưa hói bằng bút cấy chuyên dụng với đường kính siêu nhỏ.
Quá trình thủ thuật diễn ra trong phòng vô trùng nhanh chóng, không gây đau đớn, không để lại sẹo, hạn chế tối đa xâm lấn. Nang tóc dễ dàng tương thích, ít đào thải và cho hiệu quả lâu bền sau, tỷ lệ sống đạt tới 95%. Sau khoảng từ 2-3 tháng phục hồi, nang tóc bắt đầu sản sinh các sợi tóc mới. Đây là tóc thật với khả năng che phủ phần da đầu bị hói một cách tự nhiên nhất.
Hi vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn giải đáp được vấn đề hói di truyền có chữa được không? Từ đó, sớm lựa chọn được cách khắc phục hiệu quả. Chúc bạn thành công!