Hói trán không chỉ xuất hiện ở nam giới mà nhiều chị em cũng có dấu hiệu “trán sân bay”, tóc rụng không mọc trở lại. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn khiến bạn mất tự tin và luôn đau đầu tìm phương pháp khắc phục. Nếu không may gặp phải tình trạng này, đừng bỏ qua những cách trị hói trán hiệu quả trong bài viết dưới đây!
I. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng hói trán?
Hói trán là chứng bệnh không phân biệt giới tính. Nhưng nam giới thường có biểu hiện rõ ràng hơn. Ban đầu, 2 bên thái dương bắt đầu bị hói, lan tới đỉnh đầu giống hình chữ M. đường chân tóc ở trán bị lùi lại, tóc trở nên mỏng hơn. Nếu không tìm cách trị hói trán kịp thời, vùng hói sẽ lan rộng gần như toàn bộ đầu. Một số nguyên nhân dẫn tới hói trán có thể kể đến:
1. Hói trán do di truyền
Các chuyên gia về tóc cho biết hói trán phần lớn là do di truyền và thường khó điều trị hơn so với các nguyên nhân bên ngoài. Bởi lẽ, hói trán di truyền chịu sự chi phối của nhiễm sắc thể và gen từ người thân.
2. Rối loạn nội tiết, thay đổi hormone
Trong độ tuổi dậy thì hay trung niên cả nam và nữ giới đều có sự thay đổi lớn về nội tiết tố dẫn tới rụng tóc nhiều. Cụ thể, sự gia tăng hormone DHT sau khi cơ thể bị suy giảm hormone T. Cả 2 hormone sinh dục T và DHT đều có công dụng giống nhau. Nhưng nếu giảm T thì cơ thể tự sản sinh ra DHT để bù đắp hoạt động sinh lý bình thường cho cơ thể. Hormone DHT này gắn vào các thụ thể ở nang tóc, sau đó tấn công nang tóc, làm chúng bị teo lại, khiến tóc không được nuôi dưỡng, thoái hóa dần và rụng đi.
Ở nam giới, lượng DHT tập trung chủ yếu ở vùng trán và 2 bên thái dương. Do đó, tóc rụng dần theo hướng cao dần từ trán lên tới đỉnh đầu và tạo hình chữ M.
3. Nguyên nhân khác
Các loại thuốc đặc trị ung thư, hóa trị, bệnh gút, ăn uống thiếu dưỡng chất, stress trong 1 thời gian dài, sinh hoạt không khoa học, chăm sóc tóc sai cách, lạm dụng chất kích thích, hóa chất tạo kiểu,… đều là tác nhân gây rụng tóc phần trán.
II. Vậy có cách trị hói trán nào hiệu quả không?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa cũng như điều trị hói trán ở nam giới.
Nếu hói trán là do căng thẳng, stress trong cuộc sống hoặc do tác dụng phụ của những loại thuốc chống suy nhược, thuốc chữa ung thư, thuốc chữa bệnh liên quan tới hệ miễn dịch,… Trước hết bạn cần giải tỏa tâm lý thoải mái, giảm bớt căng thẳng, ngừng sử dụng những loại thuốc liên quan để giảm bớt tình trạng rụng tóc vùng trán.
Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thiếu chất hoặc kiêng khem quá nhiều thứ làm tóc khô yếu. Không đủ chất để phát triển thì nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chú ý bổ sung những chất thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày để có mái tóc khỏe từ bên trong. Đơn cử như protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng,…
Một số nguyên nhân khác do nội tiết tố như rối loạn hormone, thừa hormone DHT trong cơ thể thì hãy tới các phòng khám chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc kết hợp với phương pháp tự nhiên và một số liệu pháp chuyên sâu khác. Có thể là làm giảm lượng DHT dư thừa để không sinh ra chất bã nhờn làm tóc dễ trơn, rụng khỏi nang tóc. Mục đích cuối cùng là nhằm giúp tóc có thể mọc và sinh trưởng trở lại.
Nếu bạn bị hói trán nhẹ, vẫn có thể lựa chọn một số kiểu tóc giúp che giấu tạm thời tình trạng này. Ví dụ nữ giới có thể để mái, chọn tóc xoăn, dập phồng. Nam giới thì nên để tóc mái dài, chải lệch hay layer vuốt phồng,…
III. Cấy ghép tóc tự thân – cách trị hói trán tối ưu nhất
Cách trị hói trán từ nguyên liệu tự nhiên hay dùng thuốc mọc tóc thực tế không hiệu quả tức . Bạn sẽ mất vài tháng, vài năm để tóc mọc trở lại. Bên cạnh đó, dù sản phẩm trị hói trán tốt đến mấy nhưng một khi đã bị làm giả, làm nhái, hay sử dụng sai cách thì cũng không đem lại tác dụng. Thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, mua thuốc ở những cơ sở uy tín.
Vậy đâu là cách trị hói trán tối ưu và an toàn nhất hiện nay? Bạn hãy tham khảo ngay cấy tóc tự thân. Tùy vào diện tích và tình trạng vùng hói, các bác sĩ sẽ tiến hành test nang tóc và tạo kiểu tóc phù hợp. Phương pháp này sử dụng chính nang tóc của khách hàng để cấy vào vùng trán bị thưa hói. Do vậy độ tương thích cao, không đào thải, biến chứng, không để lại sẹo. Đặc biệt tỷ lệ nang tóc sống lên tới 95%.
Cấy tóc trị hói trán cũng phù hợp cho người trán dô, cao muốn điều chỉnh đường chân tóc. Sao cho cân đối, hài hòa với tổng thể gương mặt. Sau 9-12 tháng, bạn sẽ có được diện mạo mới hoàn hảo. Mật độ tóc được giữ nguyên, vùng tóc trước trán mọc ổn định, hiệu quả trọn đời.
Với một số cách trị hói trán thông dụng trên đây hy vọng giúp bạn đẩy lùi chứng bệnh này. Và sẽ luôn tự tin với vẻ ngoài hoàn hảo của chính mình!